Ngay từ đầu đã có nhiều người, nam cũng như nữ, trong đức tin, đã theo Đức Kitô và đã hoàn toàn dâng chính mình cho Chúa. Cùng với sự kết thúc của cuộc bách hại, và sau đó, được quốc hoá, Kitô giáo, tuy được loan báo rộng rãi và trở nên phổ quát hơn; nhưng vì vẫn còn cảm thấy chưa mãn nguyện về những điều đó, có những đoàn người tiến về sa mạc, xa lánh thế tục để sống triệt để như những vị tử đạo cho Chúa Kitô và Tin Mừng của Người . Tuy chọn sống đời ẩn dật, nhưng các vị, qua kinh nghiệm, đã sớm nhận ra sự giới hạn trong việc theo đuổi lý tưởng sống một mình. Vì thế, các vị đã tìm kiếm sự hướng dẫn từ những vị nổi tiếng về nhân đức và quy tụbên các vị đó như các môn đệ. Cuộc sống này lấy mối quan hệ thầy trò làm nền tảng được gọi là đời sống “monastique” (đan tu). Ngay cả sau khi Giáo Hội và đế quốc Rôma bị phân chia Đông Tây, đời sống này cũng phát triển ở nhiều nơi. (※xem “Monakusu” )
Thánh Biển Đức (480-547 ), xuất thân từ vùng Nursia của Ý, cũng là một giáo phụ theo truyền thống trên và đã soạn một tu luật trở thành một chuẩn mực cho đời sống cộng đoàn của mình. (※xem “Giáo Phụ”). Ngài được gọi là cha đẻ của [các dòng tu tại] châu Âu vì sự ảnh hưởng to lớn từ những lời dạy của ngài đối với hậu thế. Do tính linh hoạt cơ bản của nó và sức mạnh của sự đổi mới, tinh thần thánh Biển Đức đã không ngừng phát triển trong khi khám phá ra những biểu hiện mới; ngay cả trong thời đại đang thay đổi và thậm chí sau 1500 năm, nó vẫn tiếp tục tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình này, hội dòng Trappist xuất hiện thông qua hai cuộc cải cách lớn.
Năm 1098, thánh Roberto cùng hơn 20 tu sĩ dòng Biển Đức, được thúc đẩy bởi ơn thánh để sống theo luật một cách chân thực hơn nhờ vào cuộc sống đạm bạc đơn giản, đã rời khỏi đan viện của các vị đang lúc hưng thịnh để đến vùng Brugundie của Pháp, tại đó, các vị khai hoang đất đai để xây một tu viện Xitô. Dòng Xitô được chính thức thành lập. Một nữ đan viện cũng được thành lập trong thời gian bắt đầu này.
Với sự ảnh hưởng đáng kể của thánh Bênađô của Clairvaux (1090-1153), dòng Xitô nhanh chóng gia tăng, lan rộng và thiết lập sự hiện diện của mình trong thế giới Tây phương và Giáo Hội Công Giáo trong suốt thời Trung Cổ.
Trong thời kỳ hỗn loạn theo sau việc cải cách tôn giáo, một phái nhiệm nhặt khác bao gồm những người tìm cách tuân thủ các quy luật khắt khe và khổ hạnh hơn, đã xuất hiện trong hội dòng để xây dựng lại lối sống đan viện suy yếu bởi kỷ luật lỏng lẻo. Sự cải cách vào năm 1664 tại Pháp được thực hiện bởi Abbé de Rancé, Ngài trở thành viện trưởng của tu viện La Trappe, đã trở thành trung tâm của phong trào. Và khi tu viện La Trappe được xây dựng lại sau cuộc Cách Mạng Pháp, ba chi nhánh theo xu hướng nhặt phép đã hợp nhất vào năm 1892 để thành “dòng cải cách Đức Bà La Trappe” và là tiền thân của hội dòng hiện tại. Vì lý do đó, hội dòng được gọi là Trappist”.
Trong những năm gần đây, để hưởng ứng việc Giáo Hội khuyến khích các tu viện thích nghi với thế giới hiện tại và quay trở lại tinh thần ban đầu khi được thành lập, mỗi hội dòng có thể vừa giữ các truyền thống riêng của mình vừa tìm cách đáp ứng lại với các xu hướng và văn hoá đang thay đổi. Trong các tu viện rải khắp nơi trên thế giới *, các tu sĩ nam nữ, với tu luật là thầy dẫn để tiếp tục sống Tin Mừng và đáp trả những cố gắng, nỗ lực đã được sống qua nhiều thế kỷ.
※(có tất cả 160 tu viện gồm hơn 3000 thành viên tính đến năm 2019).
“Monakusu”
(cách gọi trong tiếng Nhật)
Từ La Tinh “Monialis”, có nghĩa là “nữ đan sĩ”, đến từ tiếng Hy Lạp “Monakos”, có nghĩa là “điều duy nhất”. Từ ngữ bao gồm những người rời bỏ thế gian và đối mặt với một mình Chúa; những người phục vụ Thiên Chúa duy nhất với trái tim trong sạch, những người đi theo con đường của Thiên Chúa là chân lý duy nhất. Trong Giáo Hội Nhật, từ ngữ này được sử dụng để chỉ các “ẩn sĩ”. Nó được hiểu theo nghĩa từ cách sống ẩn dật xa thế gian. Thuật ngữ này cũng được áp dụng chung cho các tu sĩ của hội dòng, được gọi là “cộng đoàn ẩn tu” vì biểu hiện lối sống như thế. Chúng tôi gọi nó là “Monastic Life” [đời sống đan tu] vì chúng tôi tôn trọng những sắc thái sâu sắc của từ gốc này. Lối sống này được phân biệt với lối sống tu trì có sứ mạng tông đồ bên ngoài. (Ví dụ: một dòng hoạt động được thành lập với mục đích giáo dục, chăm sóc …hoàn thành nhiệm vụ trong sự giao tiếp với cộng đồng quần chúng).
Giáo Phụ
Từ âm abba, “cha” trong tiếng Hy Lạp, thành “abbas” trong tiếng La Tinh, là danh xưng vinh dự dành cho các trưởng lão sa mạc của thế kỷ 3 và thế kỷ 4. Nó cũng được áp dụng cho các bề trên tu viện . Theo luật thánh Biển Đức , người đứng đầu đan viện là người hướng dẫn các tu sĩ – môn đệ của mình như những người thầy, người cha. Nền tảng của từ này không chỉlà bề trên và cấp dưới theo cấp bậc địa vị, mà là mối quan hệ yêu thương của Thiên Chúa với con cái, và mối tương giao cá nhân của một môn đệ học gương Đức Kitô là vị Thầy duy nhất.